Inox được biết đến là hợp kim có khả năng chống oxy hóa, chống ăn mòn cực tốt và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như xây dựng, sản xuất nội thất,…. Vậy liệu bạn có biết các đặc tính của inox được tạo nên từ nguyên tố nào không? Cùng inox Trí Hiếu tìm hiểu trong bài viết dưới dây nhé!
Nội dung chính của bài viết
Inox được tạo thành từ những nguyên tố nào?
Inox (hay còn gọi là thép không gỉ) là hợp kim được tạo thành từ các nguyên tố khác nhau như sắt, Cacbon, Niken, Crom, Nitơ, Lưu huỳnh, Silic, Molyden,… Tuỳ vào thành phần của từng nguyên tố ta sẽ tạo ra được nhiều loại thép không gỉ khác nhau. Các loại thép không gỉ được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm inox 304, inox 201, inox 316, inox 430.
Tính chất và vai trò của các nguyên tố tạo nên inox
Tính chất và vai trò của Cacbon
Cacbon (C) là nguyên tố quan trọng không thể thiếu trong việc chế tạo nên vật liệu inox. Carbon có vai trò giúp inox có khả năng chịu ăn mòn tốt, tăng độ bền, độ đàn hồi tốt. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ Cacbon lớn hơn 10% thì sẽ khiến cho hợp kim mất đi độ thẩm mỹ, độ bóng mượt và tính ánh kim vốn có của inox.
Tính chất và vai trò của Niken
Niken (Ni) là nguyên tố giúp cho inox có độ bền cơ học và có độ dẻo dai hơn so với các kim loại khác. Bên cạnh đó, Niken còn có khả năng giúp cho inox có khả năng chịu được các hợp chất axit. Đặc biệt, Niken còn là thành phần khiến cho inox giảm đi khả năng từ tính so với kim loại sắt.
Tính chất và vai trò của Mangan
Mangan (Mn) là nguyên tố cần rất ít trong hợp kim Inox (chưa đến 0,8%) nhưng lại khá quan trọng. Bởi vì Mangan có thể giúp inox tăng độ bền, độ cứng và giảm bớt tác dụng phụ có hại của các chất phụ gia khác như lưu huỳnh (S).
Tính chất và vai trò của Crom
Crom (Cr) là nguyên tố giúp cho inox có khả năng chống oxy hoá, chống gỉ sét, chống ăn mòn hóa vật lý, hóa học. Do đó, Crom là nguyên tố quan trọng không thể thiếu trong thành phần của Inox.
Tính chất và vai trò của Nitơ
Nitơ (N) là nguyên tố phụ trong thành phần tạo nên inox. Nitơ tuy có nhược điểm là sẽ tạo nên hiện tượng bề mặt của inox xuất hiện nhiều vết mòn dạng rỗ sau khi sử dụng thời gian dài. Tuy nhiên, nếu các loại inox có tỷ lệ Carbon cao (tức là loại inox này sẽ bị giảm sức bền) thì Nitơ sẽ là thành phần giúp tăng sức bền đáng kể cho inox. Các loại inox có tỷ lệ Cacbon cao thường trong thành phần cấu tạo cũng sẽ có Nitơ.
Tính chất và vai trò của Lưu huỳnh
Lưu huỳnh (S) là nguyên tố không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, khả năng chịu lực của Inox. Tuy nhiên, nguyên tố này lại có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp bảo vệ được Inox trong quá trình luyện kim. Bởi trong quá trình luyện kim, nhiệt độ của lò sẽ lên đến hơn 1100 độ C và sẽ khiến thép trở nên rất giòn và dễ dẫn đến gãy, đứt.
Tính chất và vai trò của Silic
Đối với các loại inox thì thường phải có nguyên tố Silic (Si) để tăng cường độ chống oxy hoá, chống mài mòn và vẫn đảm bảo được sức bền của vật liệu.
Tính chất và vai trò của Molypden
Molybden (Mo) là nguyên tố có vai trò giúp inox chống mòn dạng rỗ và chống hình thành kẻ nứt trên bề mặt. Ngoài ra, Molypden còn có khả năng giúp cho inox chống ăn mòn bởi Clorua.
Trên đây là tổng hợp các tính chất và vai trò của các thành phần nguyên tố tạo nên hợp kim inox. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!
Nếu bạn có như cầu mua các sản phẩm inox như tấm inox, cuộn inox, tấm inox, thanh V, thanh la,… hãy liên hệ với Trí Hiếu để nhận tư vấn và báo giá nhé!
Xem các sản phẩm inox của Trí Hiếu tại đây
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 16, Khu phố Khánh Long, Phường Tân Phước Khánh, Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
- Email: sale@inoxtrihieu.com
- Điện thoại: 091 557 75 33
- Fanpage: https://www.facebook.com/inoxtrihieu